Kỹ thuật trồng và khoan cây Kỳ Nam đúng cách
(Sinh trưởng nhanh,sớm tạo trầm, trầm tốt,giá cao)
Biên soạn: Kỹ sư Lăng Anh Kế. ĐT- 0984635735
Nguồn gốc, lịch sử, tên gọi Cây Kỳ Nam:
Vào năm 2008 ở Trung Quốc, họ đã tìm được Kynam Mother Tree (cây Kỳ Nam mẹ) Những người thợ săn trầm (ta thường gọi là phu trầm) đã bủng nhưng cây mẹ đẻ từ rừng sâu mang về trồng ở vườn nhà. Theo thời gian, họ phát triển ra nhiều loài cây với tên gọi là Qian species, ví dụ các loài có tên Bullet head, Olly leave, Ruhu, Dented body.
Từ các Qinan species này, họ chiết ra rất nhiều các cây con và gọi tên là grafted kynam seedling (cây giống kinam chiết ghép). Những cây này cần 3 năm để nuôi lớn và 2 năm làm các tác động cơ học đơn thân lên cây (khoan lỗ mà không cần cây thuốc). Sau 5 năm, từ lời của các cây này sẽ thu hoạch được nhiều sản phẩm có tên gọi là Cultivated Grafting Kynam (CGK – kynam nuôi ghép). Đến nay, việc sản xuất ky nam nuôi ghép đã trở thành phổ biến ở Trung Quốc, sau đó phát triển ở Malaysia.
- Kỹ thuật trồng:
- Làm đất:
Cần cải tạo đất trước khi trồng cây Kỳ nam. Dọn dẹp và chặt những cây tạp trong khu đất, sau đó đưa máy cuốc vào sới đảo toàn bộ diện tích định trồng kỳ nam. Nếu trồng ở đồi núi có độ dốc cần tạo đường đồng mức bậc thang) rồi mới tiến hành đào hồ.
- Mật độ trồng:
Khoảng cây cách cây và hàng cách hàng từ 1,2-1,5m. Tha trồng khoảng 7000-8000 cây.
- Đào hố và trộn đất
Đào hộ rộng 30-40cm, sâu khoảng 30cm. Trộn và trầu+ với bột+ phân hữu cơ (phân trâu, bò, gà….đã ủ ải) với đất. Sau đó tiến hành bóc bầu, đặt cây và lấp đất rồi tuổi dẫm cho cây non.
- Tưới cây:
Tùy theo thời tiết và theo mùa nếu thấy đất khô thì tưới âm cho cây đều đặn hoặc có thể lắp dãy tưới nhỏ giọt.
- Bón phân, tỉa cành:
Mỗi năm tiến hành bón phân cho cây từ 1 đến 2 lần vào mùa xuân và vào mùa mưa dùng phân hữu cơ (có thể trộn thêm với bột và phân NPK tỉ lệ vừa) bản xung quanh gốc cây cách gốc 30-40cm. Hàng năm tỉa cảnh vào mùa đông hoặc mùa khô.
- Phòng sâu hại:
Cây Kỳ nam lá có thể làm trà uống rất tốt cho sức khỏe nên sâu ăn lá rất thích ăn lá non cây kỳ nam. Vào đầu mùa nắng ấm khi cây kỳ nam ra nhiều lá non cũng là lúc sâu ăn lá sinh sôi phát triển, thời gian này cần để ý nếu phát hiện có ít sâu ăn lá thì cần cắt bỏ và đốt ngay cành lá có sâu ăn, nếu sâu đã phá hại trên diện rộng cần phun thuốc trừ sâu mới có thể diệt hết được. Ta có thể phòng sâu bệnh bằng cách phun thuốc muỗi. (Lưu ý khi ta đã dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây Kỳ Nam tuyệt đối không lấy lá của cây kỳ nam để làm đồ uống nữa).
- Khoan lỗ tạo vết thương:
Sau khi cây trồng được 3 hoặc 4 năm tùy theo mức độ chăm sóc đường kinh cảnh thân khoảng 3-5cm) vào mùa thu đông hoặc mùa khô (khi cây phát triển chậm lại) ta tiến hành khoan tạo tổn thương cho cây. Ta cần chọn mũi khoan phù hợp để khoan, đường kính mũi khoan từ 4mm-10mm. Ví dụ cành nhỏ có thể dùng mũi khoan 45mm, còn gốc và thân to có thể dùng mũi khoan phi 8-10mm.
Khi khoan ta dùng thang chữ Á và tiến hành khoan từ 1 phía, không khoan thủng từ bên này sang bên kia, khoảng cách giữa các lỗ từ 6-10cm ( mũi khoan to ta khoan thưa và mũi khoan nhỏ ta khoan gần).
Sau khi khoan khoảng 2-3 năm ta tiến hành khai thác bằng cách cắt gốc (cắt trên mắt ghép cũ) rồi chăm sóc mầm non mới để tạo 1 vòng đời mới cho cây. Mỗi 1 đợt xuống giống ta có thể thu 1,2 lần sản phẩm .
Trên đây là một số kinh nghiệm trồng và khoan tạo trầm trên cây kỳ nam được đúc kết kinh nghiệm từ Doanh nghiệp giống cây trồng Tam Đảo và các chuyên gia trong lĩnh vực trồng cây Kỳ Nam bên nước bạn. Bên em sẽ tiếp tục cập nhật thêm kiến thức mới và hay để phổ biến đến bà con. Mọi thắc mắc bà con có thể gọi SĐT: 0984 635 735 để được giải đáp
Cảm ơn bà con đã tin yêu , chúc bà an AN KHANG THỊNH VƯỢNG!